Vì sao Nga thừa dầu vẫn muốn vào cảng NATO tiếp liệu?
Chuyên gia Nga vừa bình luận, tuyên bố của NATO về những mục đích “xấu xa” của biên đội tàu sân bay Nga ở Aleppo là phi lý.
NATO ép Tây Ban Nha không được tiếp liệu cho Nga
Vụ Trưởng Vụ Hợp tác châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Nga Andrey Kelin ngày 27/10 tuyên bố rằng, NATO không có lý do gì để lo ngại vì hành trình của nhóm tàu trong vùng biển Địa Trung Hải, trong khi đó, máy bay của VKS không hành động ở Aleppo.
Hôm trước, Tổng thư ký NATO tuyên bố rằng, nhóm tàu sân bay Kuznetsov có thể được sử dụng để tăng cường năng lực của lực lượng vũ trang Liên Bang Nga đang tham gia các hoạt động chiến đấu trên đất nước Syria, cũng như thực hiện các cuộc không kích vào Aleppo.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, trong khuôn khổ “tuần im lặng”, đã đến ngày thứ 9 các máy bay Nga không đến gần Aleppo, còn biên đội tàu sân bay đang đi trong biển Địa Trung Hải. Từ trước đến nay, các chiến hạm Nga luôn luôn có mặt ở Địa Trung Hải.
Ông Andrey Kelin nhấn mạnh, không có lý do để nghi ngờ điều gì đó, không có cơ sở thực tiễn nào trong những lời tuyên bố của ông Stoltenberg, mối lo ngại của NATO là không hề có cơ sở.
Tại sao phải đưa ra những giả định mơ hồ như vậy để trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị chính trị như thế để làm gì? Điều này, tất nhiên, rất vô lý",-nhà ngoại giao nói khi bình luận về
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Nga xem xét khả năng phối hợp với phía Tây Ban Nha để các tàu bổ trợ và tàu hậu cần cập cảng Cueta của Tây Ban Nha và phủ nhận việc tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" nhập cảnh vào Tây Ban Nha để tiếp nhiên liệu tại cảng này.
Theo Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Pedro Morenesa, chính phủ nước này thông qua Bộ Ngoại giao đã yêu cầu lời giải thích tương ứng từ Liên bang Nga, về mục đích và hướng di chuyển của nhóm tàu Nga, sau đó sẽ thông qua quyết định phù hợp.
Sau đó, tờ El Mundo đã đưa tin về việc Nga rút lại yêu cầu nhập cảnh vào Tây Ban Nha của biên đội tàu sân bay Kuznetsov. Theo thông tin của tờ báo, nhóm tàu Nga đã đi qua cảng Ceuta của Tây Ban Nha và tiếp tục hành trình vào sâu trong Địa Trung Hải.
Điều này xuất phát từ việc Mỹ và NATO đã gia tăng áp lực lên nước này và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cáo buộc rằng, những tàu này có thể tham gia vào các hoạt động chiến đấu của lực lượng Nga ở Syria và tạo điều kiện "tiến hành nhiều cuộc không kích hơn nữa vào Aleppo".
Tuần dương hạm Pyotr Velikiy của Nga
Malta không cho phép tàu Nga vào cảng tiếp liệu
Ngay sau đó, Cộng hòa Malta tuyên bố sẽ không cho phép bất cứ cảng nào của nước này được tiếp nhiên liệu cho tàu Nga ở Địa Trung Hải.
Ngoại trưởng Malta George Vella nói với tờ Times of Malta rằng nước ông sẽ không cho phép tiếp nhiên liệu cho tàu Nga ở bất kỳ cảng nào của họ. Tuy nhiên, ông không nói rõ, Nga có đề nghị cho tàu Nga cập cảng để tiếp nhiên liệu hay không.
Trước đó, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Kravchenko nói rằng, lần tiếp nhiên liệu tới đây cho nhóm tàu chiến Nga do tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" dẫn đầu có thể diễn ra ở khu vực Địa Trung Hải thuộc Malta, nhưng từ tàu chở dầu Hạm đội Biển Đen.
Đồng thời, ông lưu ý rằng, việc các nước NATO không cho phép biên đội tàu Nga vào cảng của họ tiếp liệu cũng không ảnh hưởng gì, bởi trong nhóm tàu của Hạm đội Biển Bắc cũng có tàu chở dầu dự trữ phòng tình huống khẩn cấp.
Trước đó, có thông tin cho rằng thực ra biên đội tàu Nga cũng không nhất thiết phải vào các cảng NATO tiếp liệu bởi họ có tàu chở dầu đi cùng, hơn nữa Nga cũng có thể điều động tàu chở dầu từ cảng Tartous của Syria ra tiếp liệu nhưng Moscow vẫn cố tình xin phép vào cảng Cueta của Tây ban Nha và cảng của Malta.
Nguyên nhân là do Nga muốn sử dụng “mối quen biết cũ” là Tây Ban Nha để chứng tỏ là biên đội tàu của mình không gây hại và có thể được một vài nước NATO tiếp đón, nhằm mục đích “lăng xê” cho chiến dịch quân sự của mình ở Syria.
Hoặc giả nếu NATO dùng sức ép đối với một vài quốc gia thành viên thì mặc dù họ có thể phải làm theo nhưng điều này cũng sẽ khoét sâu thêm mâu thuẫn đang âm ỉ trong lòng các quốc gia này về việc bình thường hóa quan hệ với Nga.