Khi nào nên thay dầu bôi trơn chịu nhiệt?
Dầu bôi trơn chịu nhiệt là một trong những thành phần không thể bỏ qua khi vận hành hệ thống máy móc của bạn. Việc sử dụng dầu bôi trơn chịu nhiệt quan trọng thì việc thay dầu cũng quan trọng không kém. Nhiều người chờ đợi khi có những dấu hiệu như có cặn bẩn, dầu đổi màu mới quyết định thay dầu bôi trơn. Đây đều là các dấu hiệu có nhìn thấy được sau một thời gian dầu bôi trơn chịu nhiệt xuống cấp.Dầu bôi trơn chịu nhiệt là gì?
Dầu bôi trơn chịu nhiệt là sản phẩm của sự pha chế nhiều thành phần với nhau, trong đó bao gồm dầu gốc, chất làm đặc và nhiều loại phụ gia. Những thành phần này giúp cho dầu bôi trơn chịu nhiệt có thể giúp bôi trơn, chống ăn mòn cũng như chống được ma sát khi các bộ phận hoạt động. Đặc biệt là khả năng không thay đổi những tính chất trên khi hoạt động ở nhiệt độ cao. So với hệ số ma sát của dầu nhờn thì dầu bôi trơn có hệ số ma sát thấp hơn.
Các loại dầu bôi trơn chịu nhiệt cực kỳ thích hợp cho các vị trí như ổ bi, khớp xoay, các ổ chịu tải,… Chúng giúp phòng tránh ảnh hưởng đến từ sức nặng, rung lắc mạnh khi hệ thống vận hành. Nhưng điều khiến dầu bôi trơn chịu nhiệt khác biệt so với những loại dầu khác chính là khả năng chịu được nhiệt độ cao của nó. Do vậy ở những bộ phận có sự ma sát lớn, nhiệt độ cao, tốc độ cao thường người ta sẽ sử dụng dầu bôi trơn chịu nhiệt thay cho các loại dầu bôi trơn hay dầu nhớt thông thường khác.
Vai trò, ứng dụng của dầu bôi trơn chịu nhiệt
Bên trong những hệ thống máy móc cồng kềnh là những ổ bi, khớp nối luôn cùng vận hành với máy móc. Đây là nơi xảy ra sự ma sát của các bề mặt kim loại hoặc của các chi tiết máy với nhau. Ngoài ra, đây đều là những vị trí “hiểm hóc”, do đó, cần được quan tâm bôi trơn đúng cách. Dầu bôi trơn chịu nhiệt sẽ giúp các chi tiết này giảm ma sát và giảm nhiệt độ khi hệ thống của bạn hoạt động.
Hành động bôi trơn các chi tiết máy giúp cho các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Chúng được ngăn cách và tạo ra một ma sát trượt. Dầu bôi trơn máy móc giúp bao bọc các chi tiết máy, từ đó chống rỉ sét, ngăn chi tiết máy tiếp xúc với môi trường. Nhờ vậy mà hạn chế được sự rỉ sét, ăn mòn hay dính tạp chất giúp kéo dài tuổi thọ của chi tiết máy móc.
Ngành công nghiệp nặng là một ngành công nghiệp không thể thiếu dầu bôi trơn. Vì dầu bôi trơn máy móc là thành phần giúp cho các chi tiết máy móc linh hoạt và tuổi thọ cao hơn. Dầu bôi trơn chịu nhiệt còn có tác dụng bịt kín những khe hở máy móc, giúp chúng chuyển động trơn tru hơn. Dầu bôi trơn chịu nhiệt còn có thể sử dụng ở những bộ phận không thể sử dụng dầu nhớt thường, ví dụ những vị trí có nhiệt độ cao, độ ăn mòn, oxy hóa cao,…
Khi nào nên thay dầu chịu nhiệt?
Đối với những người vận hành máy móc có kinh nghiệm thì họ sẽ dễ dàng biết được khi nào nên thay dầu bôi trơn chịu nhiệt chỉ bằng cách quan sát. Quan sát sẽ cho chúng ta kết quả về màu sắc, độ trong, độ nhớt, có cặn bẩn hay không. Tuy nhiên đôi khi có những trường hợp dầu bôi trơn chịu nhiệt cần được thay trước khi có những dấu hiệu có thể quan sát được như trên.
Để biết được chính xác khi nào cần thay dầu bôi trơn chịu nhiệt thì cần làm những phân tích để biết các chỉ số có thể giúp bạn biết được khi nào cần thay dầu.
Khi có cặn bám hoặc khi các chỉ số đạt đến một con số tiêu chuẩn nào đó thông báo rằng nếu không thay dầu bôi trơn sẽ dẫn đến các tình trạng xấu hơn cho hệ thống.
Bạn có thể tham khảo một mẫu kết quả phân tích dầu bôi trơn chịu nhiệt dưới đây. Nó cho thấy các chỉ số này tương ứng với mẫu dầu bôi trơn chịu nhiệt cũ cần được thay mới.
Việc dầu bôi trơn chịu nhiệt bị xuống cấp và cần thay mới là điều bình thường. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện làm việc để xem xét xem khi nào cần thay dầu. Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn đã thay dầu lần gần nhất là vào 3 tháng trước thì lần tiếp theo không có nghĩa sẽ là 3 tháng sau. Có thể bạn sẽ cần thay sớm hơn, hoặc muộn hơn. Tùy thuộc vào các chỉ số bạn có được sau khi xét nghiệm chất lượng dầu bôi trơn chịu nhiệt đang được sử dụng.
Dầu bôi trơn chịu nhiệt bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố dẫn đến chất lượng dầu bị giảm xuống. Có thể kể tên như oxy hóa, bụi bẩn, nhiệt độ. Đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ lên các chi tiết máy cũng như lên dầu bôi trơn quanh các chi tiết máy đó.
Để đảm bảo máy móc hoạt động trơn tru, không phát sinh những vấn đề mà bạn không mong muốn. Khuyến khích có những chu kì kiểm tra mẫu dầu thường xuyên. Bạn cũng nên có nhiều mẫu kiểm tra thay vì dùng một mẫu dầu để phán đoán kết quả của dầu bôi trơn tại nhiều vị trí máy.
Dưới đây là 5 loại dầu bôi trơn chịu nhiệt bán chạy tại dauthuyluc.org.vn mà bạn có thể tham khảo cho hệ thống máy móc của bạn.
- Mỡ chịu nhiệt đa năng Sinopec số 0, 1, 2, 3
- Mỡ chịu nhiệt Mobilgrease XHP 222
- Mỡ chịu nhiệt Mobilgrease XHP Series 460
- Mỡ chịu nhiệt Shell Gadus S2 U1000 D
- Mỡ chịu nhiệt Shell Gadus S3 T100 J2
Dầu bôi trơn chịu nhiệt là một trong những thành phần không thể bỏ qua khi vận hành hệ thống máy móc của bạn. Việc sử dụng dầu bôi trơn chịu nhiệt quan trọng thì việc thay dầu cũng quan trọng không kém. Nhiều người chờ đợi khi có những dấu hiệu như có cặn bẩn, dầu đổi màu mới quyết định thay dầu bôi trơn. Đây đều là các dấu hiệu có nhìn thấy được sau một thời gian dầu bôi trơn chịu nhiệt xuống cấp.