Cách chọn dầu thủy lực để sử dụng đúng

Danh Mục : Lượt Xem : 655 Nhận Xét : 0

Nhiệm vụ của dầu thủy lực:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của dầu thủy lực là truyền tải năng lượng nhưng dầu thủy lực còn có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát sinh ra do sự chuyển động của các thành phần trong hệ thống, điều này sinh ra nhiệt năng. Ngoài ra, dầu thủy lực còn có nhiệm vụ loại bỏ các hạt rắn, tạp chất bẩn và ma sát khỏi hệ thống, chống lại sự ăn mòn.


Những loại chất lỏng có thể  dùng trong thủy lực:

  • Dầu thủy lực gốc khoáng.
  • Dầu thủy lực gốc nước.
  • Dầu hỗn hợp
  • Chất lỏng nhân tạo.

Yêu cầu của dầu thủy lực:

  • Đặc tính bôi trơn tốt;
  • Đặc tính chịu mòn tốt;
  • Độ nhớt phù hợp;
  • Hạn chế sự ăn mòn tốt;
  • Đặc tính chống tạo bọt khí tốt;
  • Ngăn nước tốt.

Các loại dầu thủy lực:

Tại Việt Nam, dầu thủy lực thường được gọi và phân loại theo độ nhớt, bao gồm các loại thông dụng như:
Dầu thủy lực 32
Dầu thủy lực 46
Dầu thủy lực 68

Dầu thuỷ lực phổ biến nhất là dầu gốc khoáng
Loại CETOP RP75H bao gồm 4 nhóm sau:
    – HH – dầu không có chất phụ gia
– HL – dầu có chất phụ gia đặc biệt để tăng tuổi thọ của chất lỏng và bảo vệ chống lại sự ăn mòn.
– HM: “HL” + chất phụ gia làm tăng tính chịu mòn;
– HV: “HM” + chất phụ gia để tăng chỉ số nhớt.

Tuy nhiên việc sử dụng nhiều loại dầu khác nhau đem lại nhiều lợi ích hơn là chỉ sử dụng một loại các biệt nào đó, đặc biệt là trong lĩnh vực xe máy thi công…
Chất phụ gia:
Để tăng cường đặc tính lý hóa của dầu thủy lực, người ta thêm vào đó những chất phụ gia khác nhau.
Thông thường, người ta cần phải tăng cường những đặc tính sau:Bôi trơn kim loại/điểm tiếp xúc kim loại  khi hoạt động ở tốc độ cao và tốc độ thấp.

Độ nhớt của dầu chỉ có sự thay đổi nhỏ khi sử dụng dầu trong khoảng biến thiên nhiệt độ và áp suất lớn. Tính chất này thể hiện thông qua “Chỉ số nhớt của chất lỏng”.
Khả năng hòa lẫn khí thấp, giải phóng khi trong dầu cao.
Nguy cơ tạo bong bóng khi trong dầu thấp.
Khả năng chống rỉ cao.
Mức độ độc hại và bốc hơi ra môi trường phải thấp.
Số lượng và loại phụ gia của dầu do các nhà sản xuất quyết định và thường được giữ bí mật. Tuy nhiên thông tin về các chất phụ gia chống lại sự hao mòn thường được công bố bởi vì điều này rất quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ làm việc của hệ thống.

Tính bắt lửa của dầu thủy lực:
Một số loại dầu thủy lực khó bắt lửa trong điều kiện thông thường, được xếp vào loại “Chất lỏng không bắt lửa”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tất cả các loại dầu thủy lực đều cháy trong điều kiện thuận lợi.
Đối với dầu thủy lực gốc nước, nước làm cho dầu có tính năng chống cháy. Trong trường hợp nước bay hơi hết, dầu còn lại có thể cháy. Trong số các loại dầu thuỷ lực chống cháy, chỉ có este phốtphát được sử dụng.
Việc lựa chọn được đúng loại dầu thủy lực với chất phụ gia phù hợp là rất quan trọng. Ví dụ như cần lựa chọn loại dầu để đảm bảo thuận lợi cho quá trình hoạt động và tuổi thọ của thiết bị thủy lực và bản thân dầu được sử dụng theo đúng hướng dẫn bảo dưỡng.
Theo quan điểm của Danfoss, quan niệm về dầu bao gồm:

Hoặc: 1.0 – 1.4% Dialkylzincdithiophosphate – Tên thương mại là Lubrizol 677A)
Hoặc: 1.0 – 1.6% tricresylphosphate (tên thương mại: Lindol oil)
Hoặc: 1.0 – 1.6% triarylphosphate (tên thương mại Coalite0 Hoặc: sản xuất các chất phụ gia giống với các hiệu ứng.

Cách lựa chọn dầu thủy lực cho phù hợp:

  • Thông thường, dầu thủy lực được lựa chọn trên hai yếu tố chính: Thời tiết nơi thiết bị sử dụng và Các yêu cầu của bộ phận thủy lực sử dụng trong hệ thống truyền động thủy lực.
  • Độ nhớt: Sau khi chọn chủng loại dầu thủy lực phù hợp, bạn cần phải lựa chọn cấp độ nhớt của dầu cho phù hợp với khoảng nhiệt độ làm việc của thiết bị thủy lực. Theo ISO, cấp độ nhớt của dầu chỉ thị độ nhớt động lực học của dầu ở 40°C.
  • Ví dụ, dầu thủy lực phẩm cấp VG46 có độ nhớt động học (kinematic viscosity) là 46 cst (centistokes) tại nhiệt độ (dầu làm việc) 40°C.
  • Có rất nhiều yêu cầu chất lượng khác nhau đối với dầu thủy lực nhưng điều quan trọng nhất trong số đó là độ nhớt của dầu không thay đổi nhiều với sự thay đổi của nhiệt độ.

Lựa chọn dầu thủy lực theo độ nhớt

– Ma sát trượt tăng lên, phát sinh ra nhiệt và tổn thất năng lượng lớn.
– Tổn thất trong mạch dầu tăng lên và tổn thất áp suất cũng tăng lên.
Nếu độ nhớt của dầu lựa chọn quá nhỏ???
– Rò rỉ trong bơm sẽ tăng lên, hiệu suất thể tích không đạt được và do đó áp suất làm việc yêu cầu không đáp ứng được.
– Do có sự rò rỉ bên trong của các valve điều khiển, xy lanh sẽ bị thu lại dưới tác dụng của phản lực, còn motor không thể sản ra đủ mô-men yêu cầu trên trục quay.
Lựa chọn dầu thủy lực theo vị trí địa lý nơi thiêt bị làm việc:
  • Theo vị trí địa lý và thời tiết từng vùng, người ta khuyến cáo nên sử dụng các phẩm cấp dầu như sau:
  • Vùng nhiệt đới: VG46 Vùng ôn đới: VG32
  • Loại VG68 chỉ được sử dụng khi thiết bị làm việc trong môi trường không khí có nhiệt độ cao trong thời gian liên tục.

Một số khuyến nghị khi mua dầu thủy lực tại Việt Nam

Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới, nên độ nhớt dầu thủy lực phổ biến hay dùng là 32, 46, 68. Khi lựa chọn mua dầu thủy lực thì nên chọn các thương hiệu dầu công nghiệp đã được khẳng định tại Việt Nam như

Dầu thủy lực Buhmwoo,

Dầu thủy lực Shell,

Dầu thủy lực Bp,

Dầu thủy lực Castrol,

Dầu thủy lực Caltex,

Dầu thủy lực Total,…